Làm theo những chỉ dẫn dưới đây của tôi, các bạn có thể tích hợp Facebook Chat vào Website mà không cần phải sử dụng Plugin.
Facebook hiện đang là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với hơn 69 triệu người sử dụng. Điều này lý giải tại sao bất kể là doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ hay cá nhân đều muốn kết nối với nền tảng Facebook để bán hàng.
Hiện nay, với nhu cầu Mua – Bán tăng cao. Người bán hàng luôn muốn tìm nhiều cách nhất để tiếp cận với người tiêu dùng của mình. Trong đó, có một tính năng không thể thiếu là Live Chat facebook.
Từ đó, có rất nhiều dịch vụ Live Chat rất chuyên nghiệp ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng Live Chat bằng Plugin gây nên nhiều rủi ro về vấn đề bảo mật website. Hoặc những sự cố về mã độc malware, cũng như làm tốn tài nguyên website của bạn hơn…
Vậy nên, hôm nay Mắt Bão xin gửi đến quý khách bài viết “Hướng dẫn tích hợp facebook Chat vào WordPress” vừa xịn xò, vừa chính chủ của facebook, lại dễ dàng cài đặt mà không cần phải dùng đến Plugin. Đầu tiên, chúng ta cần điểm lại mốt số ưu và nhược điểm của Javascripts này nhé:
Lý do sử dụng Facebook Messenger
Sử dụng Facebook Messenger mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn đấy!
Trong khi ngoài kia có hàng chục các công cụ Live Chat miễn phí khác như: Subiz, vChat, Tawk.to…thì tôi khẳng định rằng Facebook Messenger vẫn rất được khách hàng ưa chuộng. Tại sao ư? Vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Một số ưu điểm của Facebook Messenger phải kể đến là:
- Bất kể khách hàng của bạn có để lại Email hay số điện thoại hay không, bạn vẫn có thể Chat và tương tác với họ.
- Bạn có thể thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, bao gồm: giới tính, sở thích, lĩnh vực hoạt động, tuổi, nơi ở…ngay lập tức.
- Bạn dễ dàng phân chia, quản lý khách hàng theo Tag.
- Facebook Messenger cho phép Note lại thông tin quan trọng trong khung Chat.
- Dễ dàng phân chia tình trạng hoặc lọc tin nhắn như: tin nhắn chính, chưa đọc, theo dõi, xong, Spam,..
- Cho phép bạn gửi thông báo, khuyến mãi, sản phẩm một cách tự động.
- Phân chia quản lý được nhiều Admin.
- Facebook Messenger còn cho phép bạn tạo cuộc hẹn.
- Lưu được những câu trả lời sẵn.
- Cài đặt và sử dụng một cách dễ dàng.
Chính vì những lý do kể trên mà sử dụng Facebook Messenger được coi là quyết định vô cùng đúng đắn. Ngoài ra, Facebook Messenger được tích hợp sẵn Bot Support – hỗ trợ trao đổi với khách hàng tự động theo cách mà bạn muốn. Nếu được tối ưu đúng cách, tính năng này sẽ giúp bạn giảm thiểu công việc hàng ngày xuống rất nhiều lần.
Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu cách cài đặt Facebook Chat, bạn cần biết những hạn chế mà tôi sẽ chia sẻ sau đây:
- Khách hàng phải có tài khoản Facebook, đây là điều kiện bắt buộc.
- Ít tính năng quản lý khách hàng, chưa thực sự chuyên nghiệp.
- Việc tìm kiếm lại thông tin sẽ khó khăn hơn.
Các bước đơn giản để tích hợp Facebook Chat vào Website
Trước khi tích hợp Facebook Chat vào Website, bạn cần đảm bảo mình đã có sẵn Facebook Page với quyền quản trị để thực hiện việc thiết lập các thông số. Hoặc nếu chưa có, bạn có thể tự tạo một cái cho riêng mình.. Khi đã xong, hãy tiến hành cài đặt Facebook Chat theo hướng dẫn dưới đây
Đầu tiên, từ trang Facebook cá nhân, bạn hãy nhanh chóng truy cập vào trang Fanpage và nhấn “Cài đặt”:
900
Tiếp theo, bạn vào mục “Nhắn tin”
Sau đó, di chuyển đến phần “Thêm Messenger vào trang Web” và nhấn “Bắt đầu”:
Tại đây, bạn có thể thiết lập cho nút Chat bằng cách tùy chỉnh:
- Ngôn ngữ.
- Lời chào.
- Guest Mode Status (Khi bật lên sẽ không yêu cầu đăng nhập facebook khi bắt đầu chat).
Nếu muốn nút Chat trở nên màu sắc một chút, bạn có thể thiết bị tại bước này:
Đến bước cuối cùng của phần cài đặt Chat, bạn cần thực hiện các công việc sau:
- Đầu tiên, thêm tên miền của Website mà bạn muốn cài đặt Live chat và nhấn “Lưu”.
- Chọn “Tôi sẽ tự cài đặt mã”.
- Copy toàn bộ đoạn mã Script và chèn vào trong cặp thẻ Footer của giao diện Website.
Cho một số bạn chưa biết, đây là cách chèn mã Script Chat Facebook vào Website: Với mã nguồn WordPress, các bạn có thể chèn chúng vào bên trên thẻ đóng </body> của File footer.php nằm trong thư mục Theme như dưới đây.
Và bây giờ, chúng ta cùng tận hưởng thành quả nào ^^!
Ưu điểm của việc tích hợp Chat Facebook
Chat Facebook là ứng dụng có rất nhiều ưu điểm nổi trội
Tích hợp Facebook Chat mang lại vô vàn ưu điểm mà bạn có thể không ngờ đến, bao gồm:
- Hoàn toàn miễn phí:Bạn sẽ không mất một xu khi tích hợp Chat Facebook vào Website của mình vì nó hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta không thử ứng dụng này ngay hôm nay.
- Giao diện đẹp, gọn nhẹ, hỗ trợ Tiếng Việt:Có thể thấy giao diện Chat Facebook hiện nay rất đẹp mắt và đơn giản. Mọi đối tượng đều có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng này. Ngay cả khi bạn là người không mấy am hiểu về công nghệ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cả tiếng Việt, rất tiện lợi khi sử dụng.
- Tăng Like và thu hút tương tác khách hàng cho Fanpage: Sử dụng Chat Facebook có thể khiến lượt Like trang Web của bạn tăng lên đáng kể. Đồng thời tương tác vô cùng tốt với các khách hàng tiềm năng. Từ đó, có thể giúp tăng doanh thu bán hàng một cách đáng kể.
- Dễ dàng quản lý người dùng: Bằng cách tương tác với khách hàng qua tin nhắn, bạn dễ dàng quản lý khách hàng của mình và khó có thể bỏ sót. Bởi vì nhờ ứng dụng này bạn có thể kiểm soát lại và thiết lập được danh sách khách hàng tiềm năng một cách đơn giản.
- Đa số người dùng đều có tài khoản Facebook: Như đã nói ở trên, lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam không phải là con số nhỏ. Với một thị trường tiềm năng như vậy. Việc tích hợp Facebook Chat vào Website sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
- Chat Facebook giúp bạn quảng bá sản phẩm, thương hiệu tốt hơn: Nhờ ứng dụng này, nhiều người dùng có thể đọc tin nhắn và biết về sản phẩm, thương hiệu của bạn. Nhờ đó, việc quảng bá thương hiệu trên Facebook sẽ vô cùng hiệu quả.
Nhược điểm của việc tích hợp Chat Facebook
Nhược điểm của việc tích hợp Facebook Chat vào Website là làm chậm trang Web.
Bạn biết đấy, bất kỳ ứng dụng nào cũng có điểm lợi và hại, Chat Facebook cũng không ngoại lệ. Ngoài những ưu điểm kể trên, nó còn có những nhược điểmmà bạn cần biết như:
- Làm chậm trang Web nếu đường truyền quốc tế gặp sự cố: Ứng dụng này có thể khiến tốc độ tải Website chậm hơn so với bình thường.
- Với Chat Facebook, bạn sẽ chỉ Chat được khi người dùng đăng nhập Facebook trên trình duyệt đó.
- Khả năng tùy biến giao diện của Chat Facebook còn kém và chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Mặc dù còn một số tồn tại nhưng tích hợp Facebook Chat vào Website vẫn là điều mà bạn nên làm để mở rộng công việc kinh doanh của mình.
Hy vọng bài viết mà tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn hình dung được cách tích hợp Facebook Chat vào Website nhằm giúp công việc kinh doanh phát triển và thuận lợi hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp hãy để lại bình luận, mình sẽ hỗ trợ.
Comment